Xem Phim Tình Ca Cao
Tình ca cao sẽ dẫn đưa khán giả về miền kí ức đầy gian khó và tình người của người dân đồng bằng miền tây sông nước. Bộ phim còn cho chúng ta hiểu biết sâu sắc thêm về lịch sử phát triển của cây ca cao khi được người Pháp mang đến cho chúng ta.
Từ cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, theo bước chân nhiều đoàn chuyên gia nước ngoài, cây ca cao được đưa vào trồng tượng trưng ở một số vùng đất thuộc tỉnh Bến Tre. Do khéo vận động nên từ đó nhiều bà con đã đốn đi những vườn dừa để trồng ca cao. Khi trái oằn sai trĩu cành thì phong trào Đồng Khởi nổi lên, không đơn vị, tổ chức nào đến thu mua cho nông dân theo lời hứa hẹn. Nhiều bà con nuốt hận đốn bỏ vườn ca cao, trong đó có Bà Năm Ngũ Quả còn được gọi là Bà Năm Trầu với lời thề coi ca cao như kẻ thù bất cộng đái thiêng.
Trục chính của phim gắn liền số phận của từng nhân vật có liên quan đến cây ca cao. Như Ba Thắng, Tư Ngang, hai người con trai của bà Năm Ngũ Quả, với hai tính cách khác nhau. Một người thì hời hợt, thụ động, sớm thỏa mãn với thành tích trước đây nên cuộc đời của Ba Thắng cứ dậm chân tại chỗ. Còn Tư Ngang với máu phiêu lưu, năng động biết xoay chuyển tình thế nhưng chưa gặp thời nên liên tiếp thất bại trong làm ăn. Vậy mà hơn 30 năm sau, khi Ba Thắng nghỉ hưu về làm trưởng phòng Hành chánh tổ chức cho công ty nhà thì Tư Ngang cũng là Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật.
Công ty chuyên sản xuất thực phẩm bánh kẹo mà nguyên liệu chính là ca cao được trồng trong nước do có dự án quốc gia tài trợ, và vị tổng giám trẻ không ai khác hơn là Quế Chi, cháu nội của Bà Năm Trầu, tức là con gái riêng của Ba Thắng với người nữ chiến sĩ đã hy sinh trên mặt trận Campuchia năm nào. Cây ca cao còn quyện chặt cuộc đời của Bảy Châu, con gái nuôi của bà Năm Trầu và cũng là mẹ nuôi của Quế Chi. Người phụ nữ bất hạnh mồ côi xem Quế Chi như con ruột. Sau một lần bị tình phụ, tưởng đâu trái tim mình khép cứng nào ngờ…